Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

Chữa bệnh xương khớp theo Đông y

Trong Dông y tất cả những bệnh đau nhức xương khớp sưng, tấy, nóng đỏ hay tê dại đều được hiểu là do sự tắc nghẽn, không lưu thông của mạch máu, khí huyết. Những bài thuốc y học của Đông y chữa những chứng bệnh này rất hiệu quả.

Theo Đông y thì sức đề kháng của cơ thể kém nên các yếu tố gây bệnh xâm hại cơ thể dẫn đến sự tắc nghẽn khí huyết. Hướng điều trị trong y học cỏ truyền là đả thông kinh mạch nhằm lưu thông khí huyết ở xương, gân.
Điều trị bệnh xương khớp có các biện pháp như xoa bóp, chườm nóng và chân cứu, đáp thuốc hoặc dùng thuốc uống, vật lý trị liệu và chế độ dinh dưỡng.
Tùy theo đăc tính bị bệnh chớm bị hay lâu dài mà có nhũng cách điều trị khác nhau.

Bệnh khớp không có biểu hiện sưng tấy và nóng đỏ

Đau mỏi các khớp chính là biểu hiện chung của bệnh xương khớp. Những cơn đau này thường âm ỉ kéo dài nhưng đau nhiều hơn mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường như mưa, lạnh. Ngoài triệu chứng đau bệnh còn kèm theo những biểu hiện như mất ăn, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa,...

Khi bệnh thiên về Hàn thì mỗi khi trời lạnh, về đêm sẽ thấy đau nhức hơn cần phải chườm nóng giảm bớt cơn đau. Nếu bệnh thiên về Tháp thì sẽ đau tại 1 khớp mà không bị chạy sang khớp khác, có hiện tượng tê nhiều và mỏi. Trường hợp bệnh thiên về Pháp chứng thì đau tại nhiều khớp, chạy giũa các khớp với nhau, hay thường gặp ở khuỷu tay, bàn tay. ngn tay, vai.

Bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nếu bác sĩ không yêu cầu thì không cần ăn kiêng. Ăn các thực phẩm giàu canxi, đạm và các vitamin, đặc biệt cung cấp đủ nước cho cơ thể để tăng quá trình trao đổi chất và thải độc cơ thể, không sử dụng nhiều các sản phẩm có chứa chất kích thích. Ăn uống chú ý kết hợp với chệ độ tập luyện mỗi ngày.

Tại các khớp đau hãy tiến hành chườm nóng bằng bài thuốc dân gian hoặc dùng đèn hồng ngoại. kết hợp với xoa bóp để tăng cường sự lưu thông khí huyết. Châm cứu cũng làm giảm đau và sự tắc nghẽn mạch.
Bài thuốc được áp dụng:

 Nguyên liệu gồm có lá lôt, chinh nữ, quế chi, hà thủ ô, thiên niên kiện, thổ phục linh mỗi loại 15g, cổ xước và sinh địa 20 g. nếu thiên về Phong thì có thêm khương hoạt và phòng phong 15g. Thiên về Thấp có thêm ý dĩ và ngũ tỳ ngải 16g, ngũ gia bì 12g. Trường hợp thiên về hàn thì thêm xuyên khung 15g, phụ tử 10 g, can khương 5 g.
Nếu bệnh đã bị lâu hay tái phát nhiều lần thì dùng bài thuốc: Dương quy, phòng phong, khương hoạt mỗi loại 10 g, cam thảo và gừng đều 5 g.
Đề phòng bệnh tái phát trở lại hãy áp dụng bài thuốc gồm có Phòng phong, ngưu tất, đỗ trọng, độc hoạt, tang ký sinh, xuyên khung, tần giao mỗi loại 10g; sinh địa, đảng sâm, đương quy 15g, phục linh, cam thảo 9 g, quế tâm và tế tân mỗi loại 5g.

Bệnh khớp có sưng, nóng, đỏ


Bệnh ở giai đoạn cấp tính, bệnh xương khớp trở nặng, các khớp sưng tấy kèm theo nóng đỏ, đau nhiều hơn về đêm, khó khăn khi cử động, sốt mồ hôi hột, nước tiểu vàng.
Bài thuốc:
- Thạch cao, kim ngân mỗi thứ 15 g, hoàng bá, tang chỉ, tri mẫu, nganh mễ, phòng kỷ mỗi thứ 10 g, thương truật 6 g, quế chi 5 g. Mỗi ngày sắc một thang để uống. Nếu khớp sưng đỏ nhiều và phát ban thì thêm sinh địa, xích thược và đan bì.
- Quế chi 10 g, phòng phong, kim ngân, liên kiều, tri mẫu, bạch thược, bạch truật mỗi thứ 15 g, hoang ma 10g, cam thảo 8 g, sắc mỗi ngày 1 thang.
Trường hợp các khớp sưng đau kéo dài có kèm theo sốt nhẹ, ra mồ hôi thì khi sắc thuốc hay cho thêm các bị thuốc bổ âm.
Trong quá trình uống thuốc đìa trị nên kết hợp với xoa bóp và vận động các khớp để tăng hiệu qảu trị bệnh.
                                                                                    Nguồn: http://tapchixuongkhop.blogspot.com
Xem thêm:

Chữa bệnh xương khớp theo Đông y Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét