Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Những thông tin cần biết về bệnh trật khớp háng

Trật khớp háng là bệnh xảy ra những tổn thương ở khớp háng. Bệnh khá nguy hiểm có thể làm vẹo cột sống nhưng không ảnh hưởng đến tính mạng. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh theo bài viết dưới đây:

Trật khớp háng là bệnh gì?


Trật khớp háng là hiện tượng chỏm xương đùi của một hoặc hai bên khớp háng bị chệch ra khỏi ví trí ban đầu nối xương đùi và xương chậu. Thông thường hông bên trái yếu hơn nên thường bị dễ bị trật khớp háng. Cấu tạo khớp háng khá vững chắc được chống đỡ bởi các cột xương chậu Và nằm thụt vào bên trong nên phải có một lực rất mạnh tác động vào gây tổn thương mới bị trật khớp háng.

Triệu chứng

Những dấu hiệu thường gặp như:
- Khó đi lại
- Bước đi chân thấp chân cao
- Đau khớp háng lan xuống đầu gối
- Xương đùi bị chệch khỏi vị trí đầu không còn chống đỡ xương chậu nên chân bên bị chệch nhìn sẽ ngắn hơn bên còn lại.
- Khi bạn bị ngã hoặc thương dẫn đến trật khớp thì lúc đó sẽ cẩm thấy rất đau kiểu như bị gãy chân vậy.
- Cơn đau có thể xảy ra ở hông cũng có thể chuyền sang đùi hay đầu gối ảnh hưởng đến quá trình đi lại.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra trật khớp háng. Thường bệnh trật khớp háng xảy ra là bệnh bẩm sinh ơt trẻ nhỏ, hoặc xảy ra ở trẻ bị thừa cân béo phì, rối loạn mất cân bằng nội tiết tố. Bệnh sẽ phát tiển từ từ nhưng có khoảng 10% có thể xảy ra đột ngột khi bị ngã mạnh hoặc gặp các chấn thương khi chơi thể thao.

Điều trị bệnh trật khớp háng

Trước khi điều trị bệnh cần phải chuẩn đoán bệnh để biết rõ tình trạng từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
- Kĩ thuật y tế dùng để chuẩn đoán bệnh
Bác sĩ xem xét về những căn bệnh bé đã từng mắc phải rồi sau đó mới khám tổng thể cho trẻ. Bác sĩ tiến hành kiểm tra độ nhạy cảm của hông bằng việc xoay hông trẻ. Bác sĩ sẽ chụp X-quang các lớp vừng xương chậu và căn cứ vào đó chẩn đoán bệnh.


- Những phương pháp điều trị trật khớp háng
Dùng phương pháp phẫu thuật để chữa trật khớp háng. Phương pháp này sẽ cố định lại xương bị chật bằng đinh vít hoặc ghim, ngăn chặn việc chệch xa hơn khỏi vị trí cũ. Đưa xương về vị tríban đầu.
Trong vòng một tháng sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần sử dụng đến lạng hoặc xe lăn để hỗ chợ việc đi lại. Sau một thời phẫu thuật cơ thể dần hồi phục, trẻ có thể bước đi những bước chập chững, dần dần sẽ hồi phục và đi lại bình thường.
Trật khớp háng có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng là hoại tử bởi trong thời gian dài lượng máu nuôi xương bị mất, không cung cấp đủ cho xương dẫn đến xương chết và có thể gãy xương. Trong trường hợp này sẽ phải tiến hành phẫu thuật
chỉnh lại xương hông hoặc có thể sẽ phải thay mới trong điều kiện càng sớm càng tốt.
                                                                                        Nguồn: http://tapchixuongkhop.blogspot.com
Xem thêm:

Những thông tin cần biết về bệnh trật khớp háng Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

1 nhận xét: