Theo số liệu thống kê thì hiện nay có khoảng hơn một nửa phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ bị loãng xương và đây là căn bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý về xương trên toàn thế giới. Bệnh này có những dấu hiệu thế nào để ta có thể nhận biết và tìm cách chữa trị nó. Bài viết sau sẽ đưa ra những dấu hiệu của bệnh loãng xương giúp bạn có thể sớm nhận biết được căn bệnh này.
Bệnh loãng xương là tình trạng cấu trúc mô xương bị tổn thương và khối lượng xương suy giảm dẫn đến xương giảm độ cứng chắc làm tăng nguy cơ bị gãy. Căn bệnh này thường xảy ra đối với phụ nữ trên 50 tuổi vì phụ nữ khi trẻ quá trình mang bầu đã tác động đến xương cột sống, gia tăng sức nặng của cơ thể lên các đầu khớp xương. Vị trí dễ bị gãy là cổ xương đùi, cột sống và đầu dưới xương quay.
Dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương
1. Đau nhức xương
- Người bệnh thường thấy đau nhức ở cột sống, quanh vùng thắt lưng, xương hông, đầu gối. Cơn đau sẽ tăng lên lúc về đêm những lúc đi lại, vận động, chơi thể thao, ngồi xuống đứng lên. Khi nằm nghỉ sẽ có cảm giác thoải mái hơn.
- Đau nhức các đầu khớp xương.
- Đau nhức, mỏi dọc các xương dài.
2. Cột sống biến dạng
Lưng còng, bị gù do sụn đầu xương bị bào mòn làm giảm chiều cao so với lúc trẻ
3. Xương dễ gãy khi va chạm nhẹ
Một cú ngã nhẹ cũng làm bạn bị gãy xương, số lần bị gãy xương dù chỉ va chạm nhẹ gia tăng.
Những nguyên nhân khác thúc đẩy quá trình loãng xương có thể bạn chưa biết
- Do đang bị các bệnh về khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.
- Giữ nguyên một tư thế quá lâu khi nằm trên giường
- Do bị bệnh tiểu đường mạn tính làm giảm sự hấp thu vitamin D và canxi.
- Do bệnh thận mạn tính làm việc đào thải canxi tăng lên.
- Bị cường tuyến giáp, thiếu khả năng sinh dục.
- Sử dụng thuốc mang tính chất corticosteroid trong thời gian dài.
Để phòng tránh loãng xương mọi người nên
- Uống sữa thường xuyên như sữa đậu nành, sữa bò.
- Nói không với thuốc lá vì theo nhiều nghiên cứu thì người hút thuốc lá có tỷ lệ bị loãng xương cao hơn, ngoài ra hút thuốc lá còn làm ảnh hưởng tới nghiêm trọng tới các bộ phận khác trên cơ thể người hút và ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người xung quanh.
- Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, magie, vitamin D vào thực đơn hàng ngày, vì đó đều là những dưỡng chất có lợi cho xương giúp xương chắc khỏe, dẻo dai.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Đi thăm khám định kì để các bác sĩ chẩn đoán sớm căn bệnh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét